NIềng Răng Móm | Những Điều Cần Biết

niềng răng móm

Niềng răng móm là phương pháp hữu hiệu nhất để khắc phục tình trạng lệch khớp cắn giữa răng ở hàm trên và hàm dưới khi ngậm miệng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về tình trạng này và phương pháp khắc phục.

Răng móm là gì?

Răng móm là do khớp cắn bị ngược khiến vòm hàm dưới phủ ngoài vòm hàm trên. Răng móm gây mất thẩm mỹ, mất tự tin giao tiếp. Không những vậy nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai và phát âm của răng.

Răng móm bao gồm 3 dạng chính:

Móm do răng:

Đây là tình trạng xương hàm của bệnh nhân phát triển bình thường, nhưng răng hàm trên quặp vào trong. Ngoài ra còn có thể do răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài hay kết hợp cả hai yếu tố trên.

Móm do xương hàm:

Trong trường hợp này, các răng mọc đúng thế và vị trí. Nhưng do xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc hàm trên quá ngắn, thụt vào trong khiến cho vòm hàm dưới phủ ngoài vòm hàm trên

Móm do răng và xương hàm:

Đây là trường hợp người bệnh gặp vấn đề ở cả răng và xương hàm.
Răng móm làm mất đi sự hài hòa, cân đối của gương mặt. Nó còn làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm. Từ đó, ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc phải các bệnh răng miệng và dạ dày.
Vì vậy nếu không may gặp phải tình trạng này ta nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và có biện pháp phục hình phù hợp.

niềng răng móm
Răng bị móm

Quy trình niềng răng móm

Dưới đây là quy trình chuẩn để niềng răng móm:

Chụp X-quang và khám lâm sàng

Khám và chụp X-quang nhằm phân tích tình trạng móm của bệnh nhân. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ lập phác đồ niềng răng. Cũng như chia sẻ cho bệnh nhân hiểu kết quả sau khi niềng.

Tư vấn để niềng răng móm

Dựa vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân và bác sĩ tư vấn lựa chọn niềng cho phù hợp. Bệnh nhân sẽ được chia sẻ một số ưu, nhược điểm của các loại niềng giúp bạn dễ lựa chọn hơn.

Làm sạch răng miệng trước khi niềng

Khi người bệnh đồng ý với phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng. Đây là một bước quan trọng giúp hạn chế các bệnh về răng miệng sau này.

Lắp mắc cài để nắn chỉnh.

Bác sĩ sẽ tiến hành lắp mắc cài và dây cung. Lúc mới đeo bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu và đau nhức vì đang có lực tác động lên răng.
Tuy nhiên, cảm giác đau nhức chỉ kéo dài khoảng 1 tuần và sẽ giảm đi. Trong quá trình niềng răng móm, bác sĩ sẽ chỉ định tái khám để điều chỉnh dây cung cho phù hợp.

Tháo niềng răng:

Khi kết thúc phác đồ, niềng răng sẽ được tháo ra. Đồng thời, sẽ bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng người bệnh một thời gian để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Niềng răng móm mất bao lâu?

Trung bình thời gian đeo niềng răng móm dao động từ 18 – 24 tháng. Cụ thể hơn, với trường hợp không nhổ răng thì cần khoảng 18 tháng. Còn nếu nhổ răng thì sẽ cần ít nhất 24 tháng.

Ngoài ra, thời gian đeo niềng răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
Độ tuổi: Càng trưởng thành thì thời gian đeo niềng răng càng kéo dài hơn.
Tình trạng răng: Răng móm nặng thì cần nhiều thời gian hơn để dịch chuyển răng tới vị trí mong muốn.
Các yếu tố khác: Tay nghề bác sĩ, loại mắc cài hay các lí do từ người bệnh.

Niềng răng móm bao nhiêu tiền?

Chi phí cụ thể cho niềng răng móm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại mắc cài hay tình trạng móm.
Vì vậy để biết được chi phí niềng răng móm là bao nhiêu thì các bạn cần trực tiếp thăm khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ. Từ đó đưa ra lựa phù hợp với tình trạng răng, tài chính của bản thân.

Hướng dẫn chăm sóc răng móm khi niềng

Để quá trình niềng răng đạt kết quả tốt nhất, trước khi niềng răng ta có một vài lưu ý.

Lưu ý chăm sóc trước khi niềng

Cần điều trị dứt điểm các bệnh về răng miệng trước khi bắt đầu niềng răng. Việc này giúp đảm tình trạng răng miệng của bạn ở trạng thái tốt nhất để có thể chịu được sức căng từ dây cung.

Lưu ý chăm sóc trong khi niềng

Trong quá trình niềng răng móm răng bị yếu có thể dễ dàng bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy, cần chăm sóc răng miệng kỹ càng để đảm bảo không xuất hiện bất cứ bệnh gì về răng miệng.
Dưới đây là một số lưu ý:

  1. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và chải răng nhẹ nhàng khi vệ sinh răng. Việc sử dụng những loại bàn chải này sẽ giúp tránh được việc bung các mắc cài. Từ đó đảm bảo tính liên tục trong quá trình niềng răng để có kết quả tốt nhất.
  2. Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng và mắc cài. Việc vệ sinh cẩn thận sẽ làm giảm khả năng phát triển sâu răng.
  3. Ăn những thức ăn mềm, không quá nóng hoặc quá lạnh. Những đồ ăn quá cứng có thể làm bung mắc cài.
  4. Lưu ý chăm sóc sau khi niềng
  5. Sau khi quá trình niềng răng kết thúc. Việc chăm sóc răng miệng vẫn phải kĩ càng. Nó sẽ giúp bạn hạn chế bệnh về răng miệng. Ngoài ra, trong thời gian đeo hàm duy trì ta cũng nên tuân thủ những bước chăm sóc giống như với thời điểm đeo niềng răng.

Qua bài viết trên bạn có thể năm được phần nào thông tin về răng móm cũng như quy trình niềng răng móm. Để hiểu rõ hơn và được tư vấn MIỄN PHÍ bạn hãy đến Yteeth. Yteeh với các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể, tốt nhất cho tình trạng của bạn.

NHA KHOA YTEETH – KIẾN TẠO NỤ CƯỜI VIỆT
Địa chỉ: Lô 13, khu đấu giá Tân Triều, Thanh Trì, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0866 971 115 – 0905082588
Website: https://yteeth.vn/
Email: nhakhoayteeth@gmail.com

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x