Răng hô làm cho bạn thiếu tự tin khi giao tiếp, ngại cười nơi đông người. Vậy có những phương pháp điều trị răng hô như thế nào để mang lại sự hài hòa cho khuôn mặt. Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về từng loại răng hô và cách điều trị nhé.
Thế nào là răng hô?
Răng hô, hay còn gọi là răng vẩu không chỉ dừng lại ở việc làm bạn thiếu tự tin vì sự thiếu thẩm mỹ. Mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa khi tình trạng sai khớp cắn gây cản trở đến quá trình ăn nhai.
Răng hô là một trong những trường hợp sai khớp cắn với tình trạng mất cân đối giữa răng hàm trên và răng hàm dưới. Các răng hàm trên phát triển quá mức chìa ra ngoài nhiều hơn nhiều so với hàm dưới. Khiến cho vùng môi gồ lên khi khép miệng, gây mất cân đối hài hòa cho khuôn mặt.
Một số trường hợp hô nặng, bệnh nhân không thể khép kín môi. Nhìn trực diện vẫn thấy hở răng dù đã cố gắng khép kín môi.
Các dạng hô phổ biến
Răng hô là tình trạng chỉ có các răng hàm trên mọc chìa ra hướng về trước nhiều so với răng hàm dưới. Trong khi xương hàm vẫn bình thường.
Hàm hô: (hô xương) là tình trạng các răng hàm trên vẫn mọc thẳng bình thường, không bị chìa ra trước. Nhưng xương hàm lại phát triển hướng về phía trước quá nhiều so với hàm dưới. Trường hợp khác là cả hàm trên và hàm dưới đều phát triển hướng nhiều ra phía trước so với khuôn mặt
Hô do răng hô và hàm hô: là sự kết hợp của 2 tình trạng răng hô và hàm hô với răng và xương hàm đều phát triển hướng ra phía trước nhiều so với răng hàm dưới. Đây được xem là tình trạng hô khá nặng và điều trị phức tạp. (Trường hợp này nếu được phát hiện và điều trị sớm khi còn bé sẽ giúp việc điều trị trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều)
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng hô, hàm hô:
Yếu tố di truyền: trong gia đình có người có cấu trúc xương hàm hô hoặc răng hô.
Do các thói quen xấu hình thành từ khi còn nhỏ khi xương hàm và răng đang trong giai đoạn phát triển như: mút tay, tật đẩy lưỡi, thở miệng…
Cấu trúc xương hàm và răng phát triển bất thường: trong giai đoạn phát triển xương hàm cố định từ 10 đến 17 tuổi. Có sự tác động bất thường về dinh dưỡng hoặc sinh hoạt. Khiến răng hoặc hàm trên phát triển hướng về phía trước nhiều gây ra hô.
Các phương pháp điều trị răng hô, hàm hô:
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng, mức độ hô răng hay hô hàm. Mà cách điều trị và thời gian điều trị răng hô và hàm hô sẽ khác nhau.
Điều trị răng hô:
Chữa răng hô bằng cách niềng răng là phương pháp điều trị răng hô hiệu quả.
Đối với tình trạng răng vổ, mọc chìa ra phía trước. Bác sỹ có thể chỉ định niềng răng hàm trên kết hợp nhổ răng. Nếu cần thiết để tạo khoảng trống cho các răng. Di dời về vị trí phù hợp được bác sỹ hoạch định. Mặc dù trông có vẻ như chỉ có răng hàm trên gặp vấn đề. Việc cân chỉnh răng hàm dưới cũng là một điều cần thiết. Vì sự hài hòa, ăn khớp của cả hai hàm là yếu tố quyết định thành công của một ca niềng răng.
Một số trường hợp chỉ định niềng răng hô nhẹ và các răng mọc không quá khít nhau, không chen chúc lộn xộn. Có thể thực hiện niềng răng không cần nhổ răng. Thời gian niềng răng hô hàm trên đối với trường hợp này cũng được rút ngắn. Nhanh chóng mang đến nụ cười rạng rỡ cho bệnh nhân.
Điều trị hàm hô (hô xương)
Hàm hô (Hô xương) là tình trạng xương hàm trên phát triển quá mức so với xương hàm dưới. Gây ra tình trạng mất cân đối cho tổng thể hàm răng. Vậy hô xương có điều chỉnh được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Đối với tình trạng hô xương. Biện pháp niềng răng hô hàm trên chỉ có thể cải thiện một phần tình trạng hô xương nhẹ. Do chủ yếu lực của niềng răng tác động lên răng hô. Và di dời răng đến vị trí mong muốn chứ không tác động nhiều đến xương hàm.
Phương pháp phẫu thuật hàm hô là phương pháp tối ưu đối với các bệnh nhân có hàm trên quá phát so với hàm dưới. Có thể phẫu thuật cắt xương hàm trên và đẩy lùi vào trong cân đối với hàm dưới. Hoặc kết hợp thêm với giải phẫu dời hàm dưới ra ngoài trước sao cho hai hàm hài hòa với nhau và cân đối với toàn gương mặt.
Phẫu thuật hàm hô không phải là điều trị đơn giản mà vô cùng phức tạp. Đòi hỏi tay nghề cũng như kinh nghiệm dày dạn của bác sỹ thực hiện.